bài domino

Sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
Lượt xem: 100
CTTĐT - Sáng ngày 17/11/2023, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Dự Hội nghị có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025; đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo, chuyên viên Cục, Vụ, Văn phòng Giảm nghèo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; thành viên Tổ công tác Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG của 63 tỉnh, thành phố và đại diện lãnh đạo 74 huyện nghèo toàn quốc.

anh tin bai

Quang cảnh Hội nghị.

Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

anh tin bai 

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Khai mạc Hội nghị, đồng chí Đào Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đây là giai đoạn thứ 2 cả nước thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 đã thay đổi căn bản về mục tiêu, yêu cầu và đòi hỏi cao hơn so với giai đoạn trước. Đặc thù công tác giảm nghèo trước đây đã khó, giai đoạn này còn khó khăn hơn. Ngoài chiều về thu nhập còn phải giảm 6 chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản khác, chuyển hoàn toàn cơ chế hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện; trong khi đó địa bàn, đối tượng thực hiện Chương trình lại tập trung vào vùng lõi nghèo, địa bàn khó khăn nhất của cả nước. Qua 03 năm triển khai thực hiện, Chương trình bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực; các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cơ bản đều đạt được.

anh tin bai

Đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 phát biểu khai mạc Hội nghị.

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình trong giai đoạn tới; Bộ Lao động, Thương binh và Xa hội đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ và tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn 04 vấn đề chính: Vai trò của công tác truyền thông nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững để thực hiện Chương trình; kinh nghiệm và giải pháp nâng cao năng lực hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; giải pháp phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn và phân cấp, phân quyền; nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khẳng định Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân, nhất là các vùng khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng đời sống. Cùng với cả nước, Lào Cai luôn coi công tác giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Là tỉnh biên giới, miền núi, điểm xuất phát thấp; hơn 30 năm qua, Lào Cai đã nỗ lực vượt khó vươn lên và đã đạt được những kết quả quan trọng; kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị và nông thôn phát triển, thay đổi nhanh chóng, tỷ lệ nghèo giảm. Tuy nhiên đến nay Lào Cai vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, vẫn là tỉnh nghèo của cả nước với 04/74 huyện nghèo/26 tỉnh, 66 xã đặc biệt khó khăn...

Trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương của Trung ương về giảm nghèo bền vững; nhiều tỉnh, thành phố đã có cách làm hay, sáng tạo, ban hành được các chính sách giảm nghèo đặc thù. Mặc dù đã có bước phát triển nhanh chóng song nhiều địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, khó khăn còn cao… đây là những điều trăn trở và suy nghẫm, cần tìm ra giải pháp phát triển toàn diện hơn, bền vững hơn. Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 lần này là dịp để chúng ta cùng lắng nghe, thảo luận, tham vấn nhiều ý kiến đóng góp về Chương trình để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất những ý tưởng, cơ chế, cách làm hay, góp phần triển khai hiệu quả hơn Chương trình trên toàn quốc.

anh tin bai

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai phát biểu chào mừng Hội nghị.

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt với tổng kinh phí tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, kết cấu thành 2 dự án và 11 tiểu dự án để thực hiện nhiều mục tiêu, chỉ tiêu. Đây là chương trình đầu tiên trong 03 chương trình MTQG hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp trung ương; thực hiện việc lập, giao kế hoạch vốn của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm theo quy định; rà soát, kiện toàn tổ chức làm công tác giảm nghèo các cấp theo hướng dẫn...

anh tin bai 

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý, điều hành thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về Chương trình được đặc biệt quan tâm thực hiện, đổi mới phương thức thực hiện; công tác giám sát đánh giá được chú trọng, tăng cường. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã tổ chức 1.412 lớp tập huấn cho 181.875 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo; 36 đoàn học tập kinh nghiệm; khoảng 48.000 người dân được tập huấn và tổ chức thực hiện 1.056 đoàn kiểm tra, giám sát cấp tỉnh, 406 đoàn cấp huyện.

anh tin bai 

Phân bổ nguồn vốn 03 năm thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và kết quả giải ngân năm 2021, 2022, ước 2023.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 4,03%, giảm 1,17%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 21,02%, giảm 4,89%; tỷ lệ hộ nghèo 74 huyện nghèo là 38,62%; 01 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và đạt tiêu chí được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ước năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, giảm 1,1%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%; dự kiến có thêm 09 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Sau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn thực hiện Chương trình còn chậm so với yêu cầu; huy động nguồn lực xã hội hoá cho công tác giảm nghèo còn hạn chế; một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải; cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành còn hạn chế; công tác truyền thông vẫn còn một số nơi thực hiện chưa thực sự hiệu quả, chưa sát đối tượng, chưa phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng miền; kết quả giảm nghèo tuy đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững; một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững…

anh tin bai

Đại biểu theo dõi phóng sự “Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững - 03 năm một chặng đường”.

Trong giai đoạn 2024 - 2025, phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Dự báo cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 0,9%, giảm bình quân khoảng 1,08%/năm, đạt chỉ tiêu giảm bình quân 1 - 1,5%/năm Quốc hội, Chính phủ giao.

anh tin bai

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo và lãnh đạo tỉnh Lào Cai chủ trì, điều hành thảo luận, tham luận tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đã tham luận các nội dung về: Kết quả và giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn gắn với hỗ trợ, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Định; Giải pháp hỗ trợ đầu tư duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn các đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Hiệu quả triển khai hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; …

anh tin bai

Đại diện lãnh đạo một số tỉnh tham luận tại Hội nghị.

anh tin bai

Đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trao đổi về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2023.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững thực sự là cuộc cách mạng xã hội. Đến nay, các chỉ tiêu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đề ra cơ bản đều đạt được. Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng về công tác giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. Cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương đã rất cố gắng, nỗ lực tập trung giải quyết công tác giảm nghèo tại vùng lõi nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Nhiệm kỳ này, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững đòi hỏi cao hơn, khó hơn vì không chỉ giảm nghèo về thu nhập mà đòi hỏi giảm nghèo đa chiều, cao hơn, toàn diện hơn và bao trùm hơn. Càng thời gian cuối thực hiện Chương trình thì càng nhiều khó khăn hơn.

anh tin bai

Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021 -2025 kết luận Hội nghị.

Đồng chí Bộ trưởng đánh giá cao kết quả Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững đã đạt được trong 03 năm qua; đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện cần khắc phục, tháo gỡ thời gian tới. Sau Hội nghị ngày hôm nay, các địa phương rà soát lại công việc đang thực hiện, còn tồn tại những gì thì tập trung vào xử lý vướng mắc đó; đôn đốc, tập trung, khẩn trương thực hiện giải ngân Chương trình một cách nhanh nhất, sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả nhất và đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra.  

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình. Đề xuất Trung ương đồng ý chủ trương thí điểm mỗi tỉnh chọn ít nhất 01 huyện để trao quyền cho HĐND, UBND quyết định tất cả nội dung thực hiện các Chương trình MTQG với mục đích đạt được hiệu quả cao nhất; sau thí điểm sẽ rút kinh nghiệm và nếu thành công sẽ nhân rộng triển khai đại trà. Đồng chí Bộ trưởng mong muốn sau Hội nghị này, sự nghiệp, công cuộc giảm nghèo của cả nước sẽ có sự chuyển biến thực chất và huy động được sự vào cuộc tích cực của người dân tham gia Chương trình…/.

Thanh Huyền




  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online:148
  • Hôm nay:18,830
  • Trong tuần:152,836
  • Tất cả:77,230,831
bài domino Sơ đồ trang web